Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

TIN LÀM ĐẸP

Truyện ngắn: Tình KHÚC….SÔNG QUÊ - MM

24h
24h

Tình KHÚC….SÔNG QUÊ

Truyện ngắn. MM..

Tưởng nhớ ngày Thương Binh Liệt Sĩ.



Ầu ơ... con ngủ cho ngoan

Cha đi gìn giữ bình an quê mình....

—Hai ơi! Coi giùm em nồi cơm, Hai chắt nước cơm em đi rước khách nghen.

Có tiếng gọi đò từ bên sông vọng lại:

-Út ơi rước giùm Út ơi!

-Chờ chút qua liền..

Hình như câu gọi đò này không có gì lạ với tôi và người dân trong xóm.

Chiều nay con nước mười lăm, nước rong chảy xiết, chiếc xuồng cũng nặng bơi hơn mọi chiều. Ngược dòng nước lớn và gió thổi rất mạnh xuồng cứ bạt giữa vời...

—Sao lâu vậy em?

Quạu đỏ mặt vì câu hỏi khó, mệt gần chết còn chê lâu. Tôi bực bội trả lời:

—Nước đạp xuồng cứ bê ngược, bơi muốn chết hổng thấy hả?

Im re không nghe trả lời, nhìn lên tôi tá hoả. Trước mặt là một người tật nguyền.

—Em là Út đúng không ?

—Ừa! -Giọng cụt ngủn.

- Ủa chú đi đâu?
—Cho anh qua nhà Út đi
—Không giỡn à nghen!
—Ừ không giỡn mà
—Tui bơi về bỏ à!
Tôi bực bội nghĩ, thằng cha này, thân tật nguyền mà con chọc gái.
—Đừng mà Út!
—Út không nhận ra anh sao?
—Hông!
—Tui không biết ai hết !
Tôi dò trong đầu, tôi không biết ai như vậy, hình như người này chưa đi đò của tôi lần nào.

—Hai Hiền có nhà không em ?
—Giữ con ở nhà .
— Hỏi chi?
Giọng tôi quạu quọ
—Còn ba khỏe không?
—Mệt, không biết
—Con của Hai Hiền trai hay gái vậy Út?
—Không biết, kiếm chỉ mà hỏi.
Trong bụng nóng rang, đồ mắc dịch, chuyện nhà người ta mắc mớ gì mà hỏi.

Tay quờ quạng, chân cà thọt ngồi xuống xuồng.
Gần nửa giờ qua sông, ông ta không nói thêm nửa lời.

—Bao nhiêu tiền vậy em?
—Hai trăm đồng
Ông ta đưa cho tôi hai trăm đồng, rồi chống tó bước lên bờ.
Tôi lại quay qua sông rước khách chả thèm để ý coi ông ta đi về hướng nào.
Bụng vẫn còn ghét, cái người gì đâu mà bị mù một mắt, có một chân mà còn chọc gái, thấy mà phát ghét.

Trời xụp tối, tôi bơi xuồng về ụ dưỡng sức, chuẩn bị mai cày tiếp. Vừa gác cây dầm đi vào cửa sau...

—Em à đừng khóc nữa!
—Hụ hụ hụ.... Tiếng chị hai
—Mẹ ơi! Mẹ ơi! Tiếng khóc thét của bé Nhân.

—Làm gì vậy?
—Buông chị hai ra, không thì tui quýnh ráng chịu à nghen!
Tôi nhào vô ôm lấy bé Nhân, và gạt ông ấy té lăng.
—Cái đồ dê xồm
Tôi bực tức!
—Út Út! Em làm gì vậy?
—Là anh Thành, anh hai của em mà.
*

—Ai mua... lu...lơn...thạp...cà ràng không...?

Tiếng rao hàng trở nên thân quen với dòng sông quê tôi
Tiếng nghe máy lớn, dần dần xuống ga phạch phạch, tiếng ầm quăng neo, rồi chiếc ghe lu dừng lại giữa dòng.

—Đò ơi! Đò ơi!
Tiếng người thanh niên đi ghe mướn có nước da nâu, gương mặt hiền lành mỗi khi ghe đậu lại trước nhà tôi.
Riết thành thân quen, anh không gọi đò ơi nữa, cũng không gọi Hiền mà luôn gọi Út ơi!
Cứ mỗi bận ghe hàng xuống, thì anh luôn gọi tôi ra rước vào bờ, và cũng hay ở nhà tôi chơi đến khuya.
Có ghe hàng đậu, đò ba tôi thêm đắc khách, người trong xóm đi đò ra xem hàng, người dưới nghe hàng đi đò lên bờ qua chợ vui lắm...

Má mất sớm ba ở vậy nuôi hai chị em.
Ba hay nói :
—Con Hiền tính hiền lành được gái và học giỏi
—Ba cho nó học để đi làm cô giáo

—Còn con Út cái tính con trai
lười học, giờ nó mới mười tuổi, chừng nó lớn, ba cho nó bến đò vì nó biết nắng mưa từ khi còn rất nhỏ.

Đúng như lời ba, chị Hiền vừa làm cô giáo vài tháng thì cưới anh Thành.
Ba ngã bịnh anh Thành thay ba đưa đò, còn chị thì đi dạy

—Út! mai anh về quê vài bữa, em chăm sóc ba và chị hai nghen!
—Ủa anh về quê chi vậy?
Bà nội nhắn về, không biết chi.
Chị Hai em có bầu anh đi cũng không đành.

Mà cũng tội, cưới hai đến nay, ảnh chưa về quê lần nào, vì ảnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với bà nội và cô thôi. Sau khi cưới chị hai, anh ở rể luôn.
Gia đình hai bên đều nghèo, đường đi thi bất tiện, nên ít tới lui.

Từ ngày anh đi, hai vào mùa nghén, không ăn uống gì được riết ra gió muốn bay.

—Út ơi! ba tháng rồi sao không thấy anh Thành về.?
Ngày nào hai cũng ngóng trông rồi than với tôi.
Cứ mỗi ngày đi dạy về, tôi bơi xuồng qua rước, thì câu đầu tiên nhận được từ Hai là: anh Thành về chưa?

Vài hôm sau, nghe tin anh thành đi bộ đội. Hai buồn bã vì không biết anh hiện ở đơn vị nào, hờn trách anh không gửi thơ về, không tin tức gì hết. Cũng phải thôi vì hoan canh chiến tranh.

—Út ơi rước chị
—Ủa sao hôm nay hai về sớm vậy ta! ?

Đang treo trên võng dưới bụi tre, trời thì vần vũ mưa thu, gió từ bên sông hơi nước bốc lên nghe lành lạnh.
Tôi mở dây xuồng, chống cái rẹt ra nửa sông, không thèm ngồi bơi mà đứng khòm lưng cầm cây dầm gạt nước, khoẻ sức xuồng bắt trớn lướt nhanh lắc như cái thúng, tôi nhàu xuống sông một cái đùng. Hiii... Nước ngập lút đầu rồi, tròi lên phóng lên xuồng bơi tiếp, ướt nhẹp, gió lạnh đánh bù cạp. Hiii...

Chiếc xuống ủi mũi vô bờ cái ầm, đội nguyên cục đất to tướng, cũng may là mũi xuồng có bọc thiếc, chứ không thôi banh ta lông rồi .

—Ủa sao Hai về sớm vậy? Ủa Hai bị gì vậy?
Tôi bay cái vèo lên đỡ, nước mắt hai đầm đìa mặt tái nhợt
—Hai! Hai sao vây?
—Anh Thành, anh Thành đã hy sinh rồi Út ơi!
—Hai bình tĩnh đi, em đưa Hai về nhà
Lúc này mưa đang ập tới, tôi kịp lấy áo mưa phòng bị trên xuống choàng qua người hai, rồi bơi nhanh qua sông. Giờ sao mình không nghe lạnh nữa mà nghe mồ hôi ướt đẫm vầng trán thơ ngây.

Cùng đêm đó trời mưa rất to, Hai đau bụng dữ dội. Tôi đội mưa đi rước mụ vườn cho hai.
Bà mụ nói ;hai vì quá đau buồn nên sinh non
Đứa bé Chào đời trước gần hai tháng, bà mụ khuyên hai cố giữ sức khỏe mà lo cho con, vì sinh thiếu tháng em bé rất yếu.
Tôi rất thương Hai, ngoài việc đưa đò, tôi túc trực miết bên hai mẹ con.

Bé Nhân được một tuổi thì ba tôi qua đời.
Tôi thì còn nhỏ chưa hiểu chuyện, còn Hai...
Hai ngày ngày ôm con lặng lẽ, ngồi nhìn ra sông! Nhìn về chỗ ghe hàng đậu ngày trước mà lau nước mắt.
Tôi biết lòng hai buồn lắm, đau lắm, mỗi lần Hai như vậy tôi cũng lén hai quẹt ngang nước mắt.

Dù biết anh Thành hy sinh, như không biết sao lòng tôi không bao giờ muốn Hai đi thêm bước nữa, ai có ý chọc hai là tôi rất ghét.
Biết rằng hai cũng không thể, vì hai lúc nào cũng nghĩ chồng mình còn sống
Hồi ba lập bàn thờ anh Thành, hai còn nói ;
—Anh Thành chết đâu mà thờ.
Không biết tôi không muốn hai đi bước nữa là lý do gì, tôi sợ mất hai? tôi sợ hai bỏ con bơ vơ? Tôi sợ anh Thành về ảnh buồn vì không thấy hai chẳng? Tôi không tìm được câu trả lời cho mình, nhưng rất ghét đàn ông để ý hai.

*
Út! Út! Là anh! Là anh!...
Tôi bình tĩnh lại.
—Anh Thành sao?
—Ùm! Là anh nè Út.
—Anh đi đâu mà năm năm mất biệt vậy? Tại sao anh không về với hai? Anh biết hai mỗi chiều ôm bé Nhân ra bờ sông đợi anh không? Anh có biết mỗi lần ghe lu xuống, hai trưởng anh về mừng quýnh không? Anh có biết vì nghe tin anh mất, hai ngất lên ngất xuống rồi sinh non không? Tại anh mà bé Nhân giờ bịnh miết, anh biết không?......
Anh Thành đứng chịu trận, bị em vợ trút hết nỗi ấm ức kìm chế trong lòng bây lâu...

Khóc kể một hơi, tôi bình tĩnh lại..
—Sao hồi anh về đi nghĩa vụ mà giấu?
—Anh không biết Út à!
—Hồi anh về tới nhà, thì ngay ngày nhập ngũ, anh đi luôn mà không kịp nhắn về. Anh có nhờ người gửi thư về gia đình nhiều lần mà sao không ai nhận được!
Anh nhậpngũ, qua đợt huấn luyện là được đưa sang chiến trường Campuchia nước bạn.
Ở đó anh không gửi thư về được, sau sắp về nước thì trận cuối cùng anh bị thương và bị lạc trong rừng, đồng đội nghĩ là anh đã chết, nên báo về anh hy sinh
Hai năm sau anh mới khỏi hẳn, anh tìm về đơn vị, được đưa về nước.
Về được nhà nội cũng qua đời, anh khó khăn lắm mới tìm về được đây.

Cùng anh chị đứng trước bàn thờ ba . Anh nói:
—Ba! con là Thành, con rể của ba! con về đây với tấm thân tàn, con ngàn lần xin lỗi ba....
Tôi quơ hết những gì trên bàn thơ anh, đem ra đốt...

Từ đó Hai tôi thôi hết héo hon.
Bến đò có người thay thế
Ngày ngày Hai đi dạy, anh chăm con và đưa đò. Anh chị sống hoà thuận hiền lành ai ai cũng mến
Tôi được Hai cho đi học may rồi lấy chồng về nơi khác

Bến đò từ đó đổi tên (ông hai cà thọt) ...
27/7/2018.
MM

24h